Thông tin về việc TCL bắt đầu sản xuất màn hình OLED với công nghệ hàng đầu từ Nhật Bản đã được công bố, kèm theo lộ trình thương mại cụ thể. Tivi OLED TCL sẽ được sản xuất bằng công nghệ in phun hiện đại, đồng thời được kỳ vọng sẽ mang đến những đột phá mới mẻ. Sau đây hãy cùng Hocnghe.org khám phá về cong nghệ này.
1. TCL tiết lộ về kế hoạch phát triển màn hình OLED cỡ lớn
Năm 2016, CSOT - công ty màn hình của TCL đã thông báo rằng hãng đã đầu tư một khoản gần 7 tỷ USD vào dây chuyền sản xuất màn hình LCD và OLED cho tivi. Đến năm 2020, TCL tiếp tục công bố rằng mình đã đầu tư hàng trăm triệu USD vào JOLED - công ty công nghệ màn hình của Nhật Bản để tiếp cận công nghệ sản xuất mới, sau đó thương mại hóa việc sản xuất tấm nền OLED cỡ lớn dành cho tivi TCL.
Sự đầu tư của TCL nhận được sự hoan nghênh của JOLED khi công ty này đã tuyên bố "sẽ cung cấp công nghệ chế tạo OLED in phun độc quyền, cũng như cùng phát triển màn hình OLED cỡ lớn với TCL CSOT".
Tại 1 sự kiện diễn ra ở Ba Lan vào đầu tháng 12/2023, hãng TCL đã tiết lộ về kế hoạch sản xuất màn hình OLED theo công nghệ Nhật Bản. Theo đó, tính đến thời điểm công bố, hãng đã đầu tư hơn 36 tỷ USD vào các dây chuyền sản xuất màn hình LCD và OLED di động. Kế hoạch tiếp theo là xây dựng 1 dây chuyền T8 tại Quảng Châu, Trung Quốc để sản xuất màn hình RGB OLED theo công nghệ in phun mới.
Giai đoạn cuối năm 2024 - 2025, công ty CSOT của TCL dự kiến sản xuất trên quy mô nhỏ, sau đó từ từ mở rộng dựa trên tình hình thực tế. Đồng thời, thời gian đầu hãng cũng sẽ tập trung vào 3 cỡ panel là 55, 65 và 75 inch, sau đó sẽ dần phát triển hai phiên bản 42 và 98 inch.
Việc TCL sản xuất màn hình OLED công nghệ Nhật Bản hứa hẹn sẽ đánh dấu một cột mốc mới trong quá trình phát triển của hãng này nói riêng và của các thương hiệu tivi nói chung.
>>> Xem thêm: Màn hình trong suốt của Tivi Samsung và LG tại CES 2024.
2. Đầu tư vào phương pháp in phun (inkjet-printed)
Hầu như các nhà sản xuất màn hình tivi OLED cỡ lớn hiện nay đều sử dụng quy trình lắng đọng chân không (kể cả panel White OLED của LG Display hay Blue OLED của Samsung Display). Trong kế hoạch mới này, TCL đã tiến hành áp dụng công nghệ mới là phương pháp in phun (inkjet-printed) với nhiều ưu điểm hơn so với quy trình truyền thống.
Quy trình lắng đọng chân không còn nhiều hạn chế trong việc sản xuất panel RGB OLED cỡ lớn nhưng phương pháp in phun lại có thể thực hiện được. Chi phí đầu tư ban đầu cho công nghệ mới này được dự toán sẽ rất cao nhưng sẽ ổn định hơn về lâu dài, thậm chí là rẻ hơn so với phương pháp lắng đọng chân không cũ.
Như vậy, việc TCL sản xuất màn hình OLED công nghệ Nhật Bản hứa hẹn sẽ mang đến cho khách hàng những thiết bị nghe nhìn với màn hình chất lượng cao, từ đó hoàn thiện và nâng cấp trải nghiệm giải trí tại gia lên một tầm cao mới.
3. Công nghệ mới giúp tivi TCL đạt đỉnh sáng ấn tượng
Công nghệ in phun sản xuất RGB OLED sử dụng 3 diode phát sáng R-G-B để tạo hình ảnh, không sử dụng thêm bộ lọc màu (CFA) hay bộ đổi màu chấm lượng tử (QDCC). Ưu điểm của phương pháp này là giúp màn hình sáng hơn đến 300 nits và đạt đỉnh 2.000 nits. Đồng thời, các panel có thể tái hiện màu sắc tinh khiết và đạt độ bao phủ trên 90% không gian màu Rec.2020, tiêu thụ năng lượng hiệu quả, dễ dàng tăng độ phân giải hình ảnh,...
TCL sản xuất màn hình OLED công nghệ Nhật Bản có thể sẽ là thách thức mới đối với Samsung và LG trong tương lai gần khi hãng bắt đầu thương mại hóa các dòng tivi có màn hình RGB OLED.