Trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước, ngành công nghệ may đã trở thành một ngành mũi nhọn không thể thiếu trong công cuộc phát triển này. Trong những năm trở lại đây, ngành này nhận được nhiều sự quan tâm của các bạn trẻ. Để giúp các bạn trả lời được câu hỏi ngành công nghệ may sau này sẽ làm gì? và xin việc có dễ không? Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây mà Hocnghe.org sưu tầm được.
Công nghệ may là gì?
Công nghệ may là ngành nghề được sinh ra nhằm thỏa mãn và đáp ứng nhu cầu về may mặc, thời trang của con người với những sản phẩm đa dạng được thực hiện thông qua hệ thông sản xuất công nghiệp hiện đại, vừa đảm bảo về thẩm mỹ vừa đảm vảo về sản lượng sản xuất.
Hiện nay, may mặc không chỉ có có đóng góp quan trọng trong đời sống của con người mà còn với sự phát triển kinh tế đất nước. Dệt may là một ngành có khả năng cạnh tranh cao trong quá trình hội nhập thương mại quốc tế và là ngành xuất khẩu trọng điểm của ngành công nghiệp Việt Nam trong nhiều năm qua.
Theo học ngành Công nghệ dệt may (Công nghệ may), các sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu trong lĩnh vực may và thời trang.
Sinh viên ngành Công nghệ may học những gì?
Sinh viên ngành Công nghệ May sẽ được học qua rất nhiều kiến thức chuyên ngành may mặc, trong đó bao gồm hai mảng chính: Quản lý sản xuất may và Kỹ thuật may.
Về kỹ thuật may: Sinh viên được học thiết kế, cắt và may các loại sản phẩm từ đơn giản đến phức tạp; Thiết kế phát triển mẫu, Thiết kế mẫu hướng dẫn sản xuất, Thiết kế chuyển cỡ, mẫu dưỡng; Giác sơ đồ.
>> Xem thêm: Công nghệ may có thực sự đang hot.
Về quản lý sản xuất: Sinh viên sẽ biết thêm cách xây dựng định mức nguyên phụ liệu; thiết kế mặt bằng công nghệ hợp lý dựa theo điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị của doanh nghiệp, Thiết kế dây chuyền; Tổ chức, triển khai, điều hành sản xuất; Kiểm tra chất lượng sản phẩm trên dây chuyền sản xuất may công nghiệp; Quản lý chất lượng sản phẩm; Tham gia triển khai sản xuất tinh gọn (lean) có hiệu quả trong nhà máy sản xuất.
Học Công nghệ may ra trường làm gì?
Nhu cầu tuyển dụng nhân sự của các doanh nghiệp dệt may hiện nay đang dần có xu hướng yêu cầu cao hơn về trình độ nghề, tinh giảm số lao động chưa qua đào tạo. Chính nhu cầu cao về nhân lực đã tạo thêm cơ hội lựa chọn việc làm phong phú cho các cử nhân ngành Công nghệ may với mức lương vô cùng hấp dẫn kèm theo chế độ đãi ngộ tốt.
1. Thiết kế thời trang
Bạn có thể lựa chọn trở thành một người thiết kế thời trang tự do hay làm chủ một thương hiệu thời trang hoặc làm việc trong phòng ban thiết kế của các nhãn hiệu và các công ty thời trang trong ngành.
>> Xem thêm:Định hướng nghề nghiệp là gì? lợi ích và lưu ý.
2. Thiết kế kỹ thuật sản phẩm và công nghệ sản xuất
Ngoài ra bạn có thể trở thành một nhà thiết kế kỹ thuật của sản phẩm, làm thiết kế mẫu, thiết kế chuyền, thiết kế CNC, và máy may tự động cho nhà máy, v.v. Đây là những công việc thiên hướng về mảng kỹ thuật, sản xuất công nghiệp, nó phù hợp với những ai có định hướng trở thành chuyên viên kỹ thuật tại các công ty sản xuất, xuất khẩu sản phẩm dệt may, da giày, v.v.
3. Quản lý sản xuất và Quản lý chất lượng
Nắm vững kiến thức về quản lý sản xuất, bạn sẽ có cơ hội được làm việc tại vị trí quản lý chất lượng (QA/QC), hoặc merchandise trong những công ty sản xuất trong ngành. Đây là những vị trí đặc biệt quan trọng trong chuỗi sản xuất và cung ứng của ngành dệt may.
4. Định giá sản phẩm
Thay vì trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm may mặc, bạn có thể đảm nhận vị trí của một người định mức giá cho sản phẩm của công ty.
Để có thể đưa ra được mức giá hợp lý nhất cho một sản phẩm, các kiến thức về may mặc, chất liệu, v.v., mà bạn được học khi còn ngồi trên ghế nhà trường sẽ không phí phạm chút nào.
Bạn cần hiểu được giá thành nguyên liệu, nhân công, nguồn lực để sản xuất, cộng thêm cả nhiều loại chi phí đi kèm khác như chi phí marketing, vận chuyển. Từ đó, giá của sản phẩm mới được thành hình.
5. Chuyền trưởng hay tổ trưởng chuyền may
Chuyền trưởng hay tổ trưởng chuyền may là người trực tiếp quản lý hoạt động của công nhân may trong tổ của mình khi được phân công.
Ngoài theo dõi tiến độ và chất lượng công việc, một chuyền trưởng phải tham gia đánh giá năng lực và tay nghề của công nhân để sắp xếp vị trí công việc và lương thưởng phù hợp.
Để dây chuyền làm việc trơn tru, tổ trưởng chuyền may phải có năng lực quản lý đội nhóm, khả năng tổ chức, sắp xếp nhân sự hợp lý.
Chuyền trưởng phải có kiến thức và tay nghề may từ cơ bản đến nâng cao để có thể hướng dẫn, may mẫu cho công nhân khi cần.
6. Tự mở tiệm may, xưởng may
“Khởi nghiệp” sau khi tốt nghiệp ngành công nghệ may là một lựa chọn khác cho bạn. Bạn có thể huy động vốn để tự kinh doanh dịch vụ may mặc tại nhà hoặc mở xưởng, thuê nhân công và nhận đơn đặt hàng từ khách hàng bên ngoài.
Bạn có thể đi làm 1 – 2 năm đầu để lấy kinh nghiệm sau này mở tiệm. Nếu chọn con đường khởi nghiệp luôn, hãy chú ý đến những rủi ro khó tránh khỏi như đơn hàng lèo tèo, lỗi sản phẩm, lỗ vốn, v.v.
Hy vọng những thông tin mà Hocnghe.org truyền tải đến các bạn đã giúp các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về ngành kỹ thuật may. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, hãy để lại bình luận, Hocnghe.org rất hân hạnh được phục vụ các bạn. 💜