Dịch vụ sửa chữa tivi tại nhà

Cảm thấy mệt mỏi khi ngồi phòng máy lạnh. Cách khắc phục.

Học Nghề Online
0

Trong thời tiết nóng bức này, việc thư giãn hay làm việc trong phòng máy lạnh là điều tuyệt vời. Nhưng sau khi đã hưởng thụ cảm giác mát lạnh, nhiều người lại cảm thấy cơ thể rất mệt mỏi, thậm chí mắc nhiều bệnh khi hoạt động lâu trong môi trường máy lạnh. Hãy cùng Hocnghe.org tìm hiểu thiết bị điện lạnh này sẽ mang gây ra căn bệnh nào cho bạn nếu như quá lạm dụng nhé!



 


Nguyên nhân khiến bạn luôn mệt mỏi khi ngồi phòng máy lạnh

- Ngồi trong phòng máy lạnh trong thời gian dài có thể làm giảm khả năng thích ứng của cơ thể với sự biến đổi nhiệt độ của môi trường bên ngoài, dấn đến làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý khác nhau.

-  Khi sử dụng máy lạnh thường xuyên, kéo dài và nhiệt độ càng lạnh, độ ẩm càng giảm khiến da và niêm mạc đường hô hấp trở nên khô, giảm sức đề kháng với mầm bệnh và dễ bị kích ứng. Bạn dễ lâm vào trạng thái mệt mỏi suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể,...

- Sự chênh lệch nhiệt độ trong phòng máy lạnh và bên ngoài quá cao gây ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là nhân viên văn phòng, những người bị tăng huyết, huyết áp thấp thậm chí có thể xảy ra tai biến khi đột ngột ra khỏi phòng
 
 

- Ngoài ra, ngồi trong phòng nhiệt độ lạnh kéo dài sẽ khiến cho các cơ bị co cứng hoặc khi ngồi làm việc ở vị trí luồng không khí lạnh từ máy lạnh phả trực tiếp vào các vùng nhạy cảm của cơ thể như đầu, mặt, cổ, gáy dẫn đến tình trạng đau mỏi cơ khớp, đau cổ gáy, đau lưng. Phòng làm việc máy lạnh hường phải đóng kín cửa nên dễ thiếu dưỡng khí và thừa thán khí nên dễ gây cảm giác ngột ngạt, khó thở, là nguy cơ gây nên các bệnh lý hô hấp.


Các bệnh thường mắc phải do ngồi phòng máy lạnh

- Dễ gây nhức đầu và mệt mỏi liên tục: những người thường xuyên ngồi trong phòng máy lạnh hay cảm thấy chóng mặt, hoa mắt, đây chính là phản ứng mất cân bằng thần kinh não thường gặp do môi trường máy lạnh gây ra. Khi máy lạnh đặt ở nhiệt độ rất thấp, dễ bị đau đầu thường xuyên và chúng dễ dàng làm bạn ảm thấy bị mệt mỏi, nhiễm lạnh, ho hay cảm cúm.

- Viêm xoang: ngồi máy lạnh thường xuyên dễ khiến khô và kích ứng niêm mạc mũi gây hiện tượng ngứa mũi và hắt hơi liên tục. Người ngồi trong phòng máy lạnh hơn 4 giờ có khả năng bị nhiễm trùng xoang, không khí lạnh dẫn đến xơ cứng các tuyến nhầy. 


- Nhiễm virus: Làm việc hoặc sinh hoạt nhiều giờ trong phòng máy lạnh mà không có sự lưu thông không khí trong lành, có thể gây ra sự truyền nhiễm virus như cúm, cảm lạnh thông thường... từ người này sang người khác.

- Khiến da bị khô: máy lạnh có khả năng hút ẩm trong không khí tốt dễ dẫn đến làm da bạn bị khô và bong tróc. Làn da trở nên khô ráp nếu bạn dành quá nhiều thời gian trong phòng máy lạnh.

- Khô mắt và các vấn đề về mắt: không khí khô của máy lạnh không chỉ ảnh hưởng đến làn da của bạn mà còn đến cả đôi mắt của bạn nữa. Gây nên cảm giác ngứa, kích ứng và xu hướng làm cho kính áp tròng bị dính vào mắt. Máy lạnh cũng có thể làm trầm trọng thêm vấn đề về mắt như viêm kết mạc và viêm bờ mi.

- Bệnh viêm họng cấp tính: nếu ngồi phòng lạnh quá lâu hoặc đi ra ngoài nóng vào phòng gặp lạnh đột ngột cũng rất dễ dẫn đến viêm họng đỏ cấp tính, loại bệnh chiếm tới 90% số trường hợp trong các loại bệnh viêm họng.
 


Nếu để máy lạnh trực tiếp thổi thẳng vào người sẽ không tốt cho hệ hô hấp của bạn

Biện pháp khắc phục

- Nên bật nhiệt độ máy lạnh bao nhiêu vào mùa nóng để bảo vệ sức khỏe? Theo khuyến cáo của các bác sĩ. mọi người kể cả ở nhà cũng như ngoài công sở chỉ nên để máy lạnh ở mức 25 đến 28 độ C là phù hợp. Nhiệt độ máy lạnh và ngoài trời chỉ nên chênh lệch nhau 7 độ để đảm bảo sức khỏe cho bạn và gia đình.

- Người đang đi nắng ra nhiều mồ hôi không nên bước vào phòng máy lạnh ngay, cần ngồi lại một lát có ráo mồ hôi sau đó mới bước vào phòng lạnh. Làm việc trong phòng khoảng một giờ, bạn nên ra bên ngoài để thay đổi không khí. Trước khi ra khỏi phòng, nên vận động cơ thể trong vài phút, khi cơ thể thích ứng mới ra hẳn bên ngoài.

- Chú ý uống nhiều nước ấm và trong phòng nên đặt một chậu nước để đảm bảo độ ẩm cần thiết. Bổ sung các khoáng chất để tránh mất nước, khô da. Dùng kem dưỡng da và giữ ẩm để phòng tránh các bệnh da liễu
 

- Hết sức tránh luồng không khí lạnh từ máy lạnh thổi trực tiếp vào người, đặc biệt là vùng đầu và gáy. Cần chú ý mặc ấm, giữ vùng cổ và hai bàn chân khỏi bị lạnh.

- Chú ý vệ sinh phòng máy lạnh thường xuyên để ngăn ngừa sự phát triển của vi sinh vật. Không nên hút thuốc lá trong phòng lạnh. Nên để sẵn một số loại đồ ăn thức uống có tính chất giữ ẫm để phòng nhiễm lạnh như kẹo gừng, trà gừng, ô mai.

- Những lúc giải lao, nên tiến hành một số động tác như xoa nóng hai vành tai, dùng hai bàn tay đan vào nhau xát mạnh vùng gáy, xát hai bàn tay và hai bàn chân vào nhau cho ấm lên, tự hít thở thật sâu trong tư thế toàn thân thư giãn.


Hy vọng rằng, một số lưu ý mà Hocnghe.org chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có thể bảo vệ sức khỏe tốt hơn khi phải ngồi trong phòng điều hòa lâu. Nếu thấy hữu ích hãy chia sẻ bài viết này tới bạn bè và người thân của bạn cùng biết nhé. Cảm ơn bạn đã dành thời gian đón đọc bài viết !


Đăng nhận xét

0Nhận xét
Đăng nhận xét (0)
Đọc tiếp: