Vệ sinh máy lạnh định kỳ là việc rất quan trọng giúp loại bỏ bụi bẩn bám trên dàn nóng và dàn lạnh, mang lại bầu không khí được lọc sạch sẽ và trong lành. Đồng thời giúp thiết bị hoạt động ổn định và kéo dài tuổi thọ của máy lạnh. Nếu bạn có thể tự vệ sinh máy lạnh tại nhà sẽ tiết kiệm được thời gian và một khoản chi phí đáng kể. Để biết cách vệ sinh điều hòa Panasonic đúng cách, kéo dài tuổi thọ cho máy thì hãy cùng hocnghe.org tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Lợi ích từ việc vệ sinh máy lạnh thường xuyên
Vệ sinh máy lạnh thường xuyên đem tới một số lợi ích đặc biệt, bao gồm:
- Loại bỏ hết mọi bụi bẩn, vi khuẩn trong máy nhằm giúp cho bầu không khí được lọc sạch sẽ, trong lành hơn.
- Giảm nguy cơ mắc các bệnh như cảm lạnh, dị ứng
- Tăng hiệu suất hoạt động của máy lạnh nhưng vẫn tiết kiệm điện năng, giúp bạn đỡ tốn kém chi phí.
- Kéo dài tuổi thọ của máy nhờ vào việc vệ sinh, bảo trì, sửa chữa các bộ phận bên trong thường xuyên.
Thời gian hợp lý để vệ sinh máy lạnh Panasonic
Nên vệ sinh điều hòa khi nào? Bạn nên vệ sinh máy lạnh panasonic chính hãng định kỳ 3 – 4 tháng/2 lần đối với dòng hai chiều và 3 – 4 tháng/lần đối với điều hòa một chiều nếu như sử dụng máy lạnh thường xuyên. Điều này giúp máy có thể hoạt động bền bỉ, luôn sạch sẽ và tiết kiệm điện.
Ngoài ra, thời gian định kỳ để vệ sinh, bảo dưỡng điều hoà còn phụ thuộc vào các yếu tố sau đây:
- Điều hòa Panasonic hay bị chảy nước khi hoạt động.
- Điều hòa hoạt động nhưng không mát, mát không sâu.
- Điều hòa thổi hơi có mùi hôi khó chịu.
Khi gặp các tình trạng này, trước tiên bạn nên kiểm tra xem máy có bị lỗi gì không, sau đó mới đến bước vệ sinh máy.
>>> Xem ngay: Hướng dẫn cách che chắn cục nóng điều hòa đúng cách giúp bảo vệ máy khỏi tác động của thời tiết
Chuẩn bị dụng cụ vệ sinh máy lạnh
Trước khi bắt đầu, bạn cần chuẩn bị bộ dụng cụ vệ sinh máy lạnh, bao gồm:
- Túi vệ sinh máy lạnh (Bạt hứng nước thải)
- Chai xịt dung dịch vệ sinh máy lạnh (hoặc các loại dung dịch vệ sinh có chức năng tương tự)
- Máy bơm xịt rửa áp lực cao (hoặc thay thế bằng bình xịt rửa cầm tay)
- Bộ dụng cụ tháo lắp máy lạnh: Tua vít
- Bộ dụng cụ vệ sinh lưới lọc: Cọ phủi bụi, khăn lau, bàn chải, mút rửa chén
- Thang xếp gấp gọn
- Súng thông đường ống nước thải
- Giá đỡ bạt
- Găng tay
- Tấm bạt trải sàn.
Hướng dẫn từng bước vệ sinh điều hòa Panasonic
Vệ sinh dàn lạnh
- Bước 1: Trước tiên bạn tắt atomat tắt nguồn điện của điều hòa (tránh bị điện giật). Sau đó bạn mở lắp vỏ máy ở mặt lạnh lên. Dùng khăn vải mềm làm ẩm rồi lau sạch vỏ máy cả bên ngoài và bên trong.
- Bước 2: Sau đó, bạn tháo tấm lọc bụi trên mặt lạnh ra ngoài. Dùng nước sạch để rửa trôi phần bụi bẩn, tuyệt đối không sử dụng nước nóng vì nó có thể làm lưới lọc bị biến dạng. Có thể dùng vòi xịt để rửa nhanh nhất.
- Bước 3: Sau khi rửa sạch lưới lọc thì bạn vẩy khô hoặc phơi khô tại nơi thoáng mát, không để ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào. Để sau khi vệ sinh song thì lắp lại.
- Bước 4: Bạn dùng túi nilon hay áo mưa đã chuẩn bị trước để bọc dưới dàn lạnh hứng nước bẩn chảy xuống. Tránh khi xịt rửa nước chả ra tường hay ra nhà.
- Bước 5: Bạn dùng khăn vải sạch lau khô các bo mạch điện tử trên điều hòa. Sau đó nên che chắn cần thận bo mạch điện tử để tránh xịt rửa dàn lạnh có nước bắn vào gây chập mạch hỏng điều hòa.
- Bước 6: Dùng bơm tăng áp để loại bỏ các bụi bẩn dính trên dàn lạnh, hoặc cũng có thể sử dụng bình xịt bình thường để thay thế. Tốt nhất là có bơm tăng áp vì áp lực nước mạnh mới dễ dàng làm sạch được bụi bẩn bám lâu ngày trên dàn lạnh.
- Bước 7: Cuối cùng, bạn lấy khăn khô để lau chỗ vừa xịt rồi lắp ráp lại như ban đầu.
Vệ sinh dàn nóng
- Bước 1: Bạn lấy tua vít tháo ốc và mở dàn nóng ra.
- Bước 2: Bạn xịt rửa sạch phần quạt cục nóng bên trong và cả phần vỏ vừa tháo ra.
- Bước 3: Sau đó, bạn lắp chúng lại như ban đầu là xong nhé!
Lắp đặt và chạy thử
Sau khi đã vệ sinh sạch sẽ dàn nóng và dàn lạnh, bạn bật aptomat để xem điều hòa hoạt động ổn định chưa, khí lạnh được tỏa đều hơn chưa nhé!
Kết luận
Trên đây là toàn bộ hướng dẫn chi tiết từng bước để vệ sinh điều hòa Panasonic nói riêng và các hãng điều hòa nói chung. Hy vọng qua bài viết này các bạn có thể tự kiểm tra bảo dưỡng điều hòa của nhà mình một cách chủ động để giúp điều hòa luôn hoạt động ổn định, bền bỉ, và tiết kiệm chi phí thuê thợ bảo dưỡng. Chúc các bạn thực hiện thành công!