Dịch vụ sửa chữa tivi tại nhà

Bị đau mắt đỏ nên làm gì để nhanh khỏi?

Học Nghề Online
0

 Đau mắt đỏ là một căn bệnh nhiễm trùng thường gặp và cần được chăm sóc đúng cách. Cùng Học Nghề.ORG tìm hiểu ngay 3 cách chữa đau mắt đỏ tại nhà hiệu quả.

Bệnh đau mắt đỏ là gì?

Bệnh đau mắt đỏ là tình trạng tròng trắng trên bề mặt nhãn cầu và kết mạc mi mắt bị viêm. Bệnh đau mắt đỏ còn được gọi là viêm kết mạc. Bệnh do virus hoặc vi khuẩn, phản ứng dị ứng gây ra.


Xem thêm: Mẹo tự học tiếng Anh dễ hiểu hiệu quả nhất

Các triệu chứng bệnh đau mắt đỏ

  • Tròng trắng hoặc mí mắt bên trong chuyển màu hồng hoặc đỏ.
  • Nước mắt chảy nhiều, một hoặc hai mắt khó chịu.
  • Trên lông mi dính và đóng vảy dịch màu vàng, nhất là sau khi ngủ dậy. Mắt chảy ra chất dịch màu xanh lá cây hoặc trắng.
  • Tầm nhìn xung quanh trở nên mờ.
  • Nhạy cảm với ánh sáng (chứng sợ ánh sáng).
  • Mí mắt sưng lên.
  • Ở một số trường hợp, người bệnh ngứa mắt nếu có dị ứng mắt.
  • Ngứa mắt: gặp ở trường hợp đau mắt đỏ do dị ứng mắt hay bỏng rát do hóa chất.

Nguyên nhân gây bệnh đau mắt đỏ

  • Vi khuẩn: Staphylococcus aureus, Haemophilusenzae, Streptococcus pneumonia và Pseudomonas aeruginosa.
  • Vi rút: chiếm 80% – 90% tổng số ca bệnh đau mắt đỏ, trong đó chủng Adenovirus gây ra 90% trường hợp.
  • Chất gây dị ứng: nấm mốc, phấn hoa, lông thú hoặc các chất khác.
  • Các chất gây kích ứng: dầu gội, mỹ phẩm, kính áp tròng, bụi bẩn, khói và hóa chất ở hồ bơi.
  • Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STIs): virus herpes simplex, vi khuẩn lậu hoặc chlamydia có thể gây đau mắt đỏ ở người lớn và trẻ sơ sinh.
  • Dị vật trong mắt.
  • Ống dẫn nước mắt bị chặn hoặc chưa mở hoàn toàn ở trẻ sơ sinh.
  • Hệ miễn dịch: các bệnh khiến hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức.

Hướng dẫn cách chữa đau mắt đỏ tại nhà nhanh hết

Thuốc nhỏ mắt: bạn có thể dùng nước muối sinh lý hoặc nước mắt nhân tạo không kê đơn để làm dịu triệu chứng đau mắt đỏ. Với trường hợp đau mắt đỏ do dị ứng, bạn có thể dùng thuốc nhỏ kháng histamine do bác sĩ chỉ định để điều trị tình trạng này. Tuyệt đối không để đầu ống nhỏ giọt chạm vào mắt, dễ lây nhiễm vi khuẩn, vi rút. Trước và sau khi nhỏ, bạn phải rửa tay.

Chườm ấm: bên cạnh nhỏ mắt, bạn hãy đắp khăn ấm và ẩm lên mắt trong vài phút để giảm bớt tình trạng đau mắt. Đầu tiên, bạn cho khăn sạch vào nước ấm rồi vắt khô. Bạn nằm xuống và đắp lên mắt cho đến khi khăn nguội. Nếu bạn thấy mắt dễ chịu hơn, hãy thực hiện nhiều lần trong ngày. Lưu ý: bạn không sử dụng chung khăn với người khác để tránh lây bệnh.

Chườm lạnh: nếu bạn chườm khăn ấm thấy mắt vẫn không cải thiện thì hãy chườm khăn lạnh. Bạn ngâm khăn vào nước đá lạnh và vắt khô ở nhiệt độ vừa phải, đắp lên mắt để giảm sưng, dịu mắt. Nếu bạn thấy chườm lạnh có cải thiện, hãy thực hiện nhiều lần trong ngày.

Thuốc giảm đau không kê đơn: thuốc acetaminophen hoặc ibuprofen có thể giúp giảm tình trạng viêm của mắt. Ngoài ra, nếu bạn bị dị ứng thì sử dụng thêm thuốc dị ứng được bác sĩ tư vấn để giảm các triệu chứng đau mắt đỏ.


Khi nào người đau mắt đỏ cần gặp bác sĩ?

Tốt nhất bạn đi gặp bác sĩ khi đau mắt đỏ để biết nguyên nhân chính xác. Đặc biệt, trong những trường hợp mắt bạn có dính dị khiến mắt mờ và nhạy cảm với ánh sáng thì càng nhanh chóng đến khám bác sĩ chuyên khoa mắt. Một số bệnh nhân đỏ mắt khi đeo kính áp tròng phải tháo ra ngay và đi gặp bác sĩ. Hoặc khi gặp các dấu hiệu sau, cần đi gặp bác sĩ ngay như nhạy cảm hay sợ ánh sáng phải mang kính râm, điều trị tại nhà không cải thiện, sau 24 giờ sử dụng thuốc nhưng triệu chứng không cải thiện, thậm chí nặng hơn, mắt có mủ, chất nhầy, sốt kèm đau nhức, trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ…


Các lưu ý khi bị đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ có thể xảy ra ở bất kỳ ai, dễ lây lan thành dịch lớn, do đó khi bạn bị đau mắt đỏ, cần lưu ý những điều sau:

  • Ngừng trang điểm mắt: mỹ phẩm có thể khiến bệnh đau mắt đỏ nặng thêm. Người bệnh cần thay dụng cụ trang điểm mắt sau khi khỏi bệnh. Ngừng đeo kính áp tròng: tạm ngưng đeo kính áp tròng cho đến khi khỏi bệnh. Đến khi sử dụng lại hãy khử trùng kính áp tròng.
  • Chăm sóc người đau mắt đỏ tại nhà
  • Cha mẹ hãy chăm sóc trẻ bị đau mắt đỏ cẩn thận bằng cách chườm khăn mát hoặc ấm lên mắt để bé được dịu các triệu chứng bệnh.
  • Dùng gạc hoặc tăm bông với nước ấm để làm sạch cẩn thận các vùng xung quanh nhằm loại bỏ lớp vảy khô khiến mí mắt dính vào nhau mỗi buổi sáng.
  • Hãy cho trẻ ngưng dùng kính áp tròng, khử trùng tròng kính và hộp đựng kính ít nhất 2 lần trước khi cho trẻ đeo lại sau thời gian hết bệnh. Hoặc vứt bỏ cặp kính đeo hiện tại và sử dụng kính mới sau khi hết bệnh.
  • Khi trẻ bị bệnh, trẻ được ở nhà nghỉ ngơi đến khi hết bệnh để hạn chế lây đau mắt đỏ cho những bạn khác.

Trị đau mắt đỏ bao lâu thì khỏi?

Bị đau mắt đỏ bao lâu thì khỏi còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và cách bạn điều trị.

Bệnh đau mắt đỏ do vi khuẩn thường cải thiện trong 7 ngày.

Bệnh đau mắt đỏ do virus thường từ 4 – 7 ngày, có khi kéo đến 14 ngày.

Lúc này, mắt người bệnh không còn chất dịch màu vàng hay vảy đóng trên lông mi hoặc ở khóe mắt, mắt cũng hết đỏ.

Mắt mờ sau khi bị đau mắt đỏ có sao không?

Thông thường, đau mắt đỏ không ảnh hưởng nhiều đến thị lực nhưng nếu trong quá trình bị bệnh, bạn chăm sóc không tốt sẽ dẫn đến viêm, nhiễm trùng nặng, tiết dịch và sưng tấy ảnh hưởng đến giác mạc. Từ đó, mắt bị mờ sau khi bị đau mắt đỏ, bệnh sớm thuyên giảm sau đó.

Với tình huống mờ mắt sau khi đau mắt đỏ kéo dài, thậm chí nghiêm trọng hơn, bạn đến khám bác sĩ chuyên khoa Mắt để kiểm tra, xác định nguyên nhân và điều trị.

Phòng tránh bệnh đau mắt đỏ thế nào?

  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước ấm dưới vòi nước mạnh, sạch.
  • Rửa sạch tay trước và sau khi vệ sinh, bôi thuốc nhỏ mắt trị đau mắt đỏ hoặc thuốc mỡ lên mắt bị nhiễm trùng.
  • Nếu không có xà phòng và nước, hãy sử dụng dung dịch rửa tay bán ở nhà thuốc hoặc bệnh viện.
  • Tránh chạm hoặc dụi tay vào mắt vì dễ lây lan sang mắt còn lại và những người thân xung quanh.
  • Làm sạch chất dịch xung quanh mắt vài lần trong ngày bằng khăn sạch, ướt hoặc tăm bông.
  • Vứt bỏ tăm bông sau khi sử dụng, giặt khăn bằng nước nóng và chất tẩy rửa, sau đó rửa tay bằng xà phòng và nước ấm.
  • Không sử dụng chung 1 chai thuốc nhỏ mắt cho mắt nhiễm trùng và không nhiễm trùng. Vệ sinh quần cáo cá nhân, giặt vỏ gối, ga trải giường, khăn mặt và khăn tắm thường xuyên bằng nước nóng và nước giặt.
  • Đồng thời, bạn hãy rửa tay sau khi thu gom các vật dụng đó.
  • Ngừng đeo kính áp tròng cho đến khi khỏi bệnh và vệ sinh kính theo lời bác sĩ.
  • Không dùng chung vật dụng cá nhân, chẳng hạn như gối, khăn lau, khăn tắm, thuốc nhỏ mắt, đồ trang điểm, kính áp tròng, hộp đựng kính áp tròng hoặc kính mắt.
  • Không đi bơi trong giai đoạn mắc bệnh vì dễ lây cho cộng đồng.
  • Nếu lỡ tiếp xúc người đau mắt đỏ, bạn cần làm gì?
  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước ấm trong ít nhất 20 giây.
  • Rửa sạch tay trước và sau khi vệ sinh, bôi thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ lên mắt bị nhiễm trùng.
  • Nếu bạn không có xà phòng và nước, hãy sử dụng dung dịch chứa ít nhất 60% cồn để rửa tay.
  • Rửa tay sau khi tiếp xúc với người bệnh hoặc các vật dụng mà người đó sử dụng.
  • Tránh chạm vào mắt khi chưa rửa tay.
  • Không dùng chung các vật dụng của người đau mắt đỏ.

Một số lưu ý để tránh tái nhiễm sau khi đã chữa khỏi đau mắt đỏ

  • Vứt bỏ và thay thế các dụng cụ trang điểm đã sử dụng khi bị đau mắt đỏ.
  • Vứt bỏ kính áp tròng và hộp đựng đã sử dụng khi mắt bị nhiễm trùng.
  • Làm sạch kính mắt theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Bạn ở nhà cho đến khi bệnh điều trị khỏi và không còn khả năng lây nhiễm.
  • Thông thường, đau mắt đỏ giảm nguy cơ lây nhiễm nếu bạn đã dùng thuốc kháng sinh trong 24 giờ hoặc không còn triệu chứng bệnh.
Trên đây là những Mẹo vặt hayHọc Nghề.ORG chia sẻ đến các bạn để giảm nhanh cơn đau mắt đỏ. Cùng theo dõi chúng tôi trên kênh Học Nghề.ORG để cập nhật những điều bổ ích hằng ngày nhé! Chúc các bạn 1 ngày mới tốt lành!💗

Đăng nhận xét

0Nhận xét
Đăng nhận xét (0)
Đọc tiếp: