Bài trước Bài 10: Mạch Hạ Áp Trên Máy Panasonic
1.8 - IC công suất thường sử dụng trên khối nguồn Tivi LCD
Trên khối nguồn của các dòng máy Tivi LCD hiện nay thường sử dụng IC công suất họ ICE… hoặc tương đương, đây là IC tích hợp mạch dao động với đèn công suất trong một linh kiện duy nhât.
Hình 1.8a - Hình dáng và mã hiệu của IC công suất nguồn thường dùng trên Tivi LCD
Hình 1.8b - Sơ đồ khối nguồn sử dụng IC công suất ICE3A5065
💖Nếu bạn muốn học nghề sửa tivi trực tiếp miễn 100% học phí bạn hãy truy cập Công ty sửa chữa tivi tại Hải Dương để đăng ký
Chức năng của các thành phần:
- Cầu đi ốt D1-D4 chỉnh lưu điện áp AC thành DC
- Tụ lọc C bulk lọc cho điện áp DC bằng phẳng ta thu đựơc 300V DC
- Điện áp 300V DC đi qua cuộn sơ cấp 1-2 đi vào cực Drain rồi đi qua đèn công suất ra chân CS rồi qua điện trở Rsense xuống Mass.
- Điện trở Rsense tạo ra sụt áp trên chân CS để thực hiện chức năng bảo vệ quá dòng.
- Mạch Snubber đấu song song với cuộn 1-2 của biến áp xung có tác dụng xén bớt phần đỉnh xung có biên độ lớn để bảo vệ cực D-S của đèn công suất không bị đánh thủng.
- Điện áp nuôi IC được cấp vào chân VCC, điện áp này lấy từ cuộn hồi tiếp 3-4 và được chỉnh lưu qua đi ốt D5 lọc trên tụ Cvcc.
- Mạch khởi động cho IC hoạt động được thiết kế bên trong IC, mạch này đấu từ chân Drain sang chân VCC, mạch này gồm một điện trở khởi động (Rmồi) kết hợp với mạch công tắc, mạch công tắc sẽ tự động ngắt đường khởi động này khi điện áp chân VCC đã ổn định.
- Chân FB (Feed Back) của IC nhận điện áp hồi tiếp từ mạch so quang, khi điện áp ra tăng thì dòng hồi tiếp tăng lên, khi đó điện áp chân FB giảm xuống, mạch Control Unit trong IC sẽ điều chỉnh xung PWM để thay đổi thời gian đóng ngắt của đèn công suất sao cho điện áp ra sẽ giảm xuống về giá trị ban đầu.
- Chân Soft Start của IC được nối đến tụ C soft start để làm chậm lại quá trình hoạt động của mạch, chân này là chân khởi động mềm.
Hình 1.8d - Bên thứ cấp và mạch hồi tiếp so quang.
- Bên thứ cấp, điện áp xung được chỉnh lưu thành điện áp một chiều thông qua điốt và tụ điện.
- Cầu phân áp R1 - R2 sẽ tạo ra điện áp lấy mẫu, điện áp lấy mẫu tăng giảm tỷ lệ thuận với điện áp ra.
- IC khuếch đại vi sai - KA431 sẽ khuếch đại điện áp lấy mẫu tạo thành dòng điện đi qua đi ốt so quang.
- Khi điện áp ra tăng lên => điện áp lấy mẫu tăng theo => dòng điện đi qua đi ốt so quang tăng lên => đèn so quang dẫn tăng => điện áp chân FB của IC giảm xuống. Khi điện áp chân FB giảm th́ IC công suất sẽ điều chỉnh cho điện áp ra giảm xuống trở về giá trị ổn định ban đầu. Nếu điện áp ra giảm th́ quá trình diễn ra ngược lại và IC công suất sẽ điều chỉnh cho áp ra tăng lên.
Hình 1.8e - Bảng mô tả tần số hoạt động và công suất của các loại IC- ICE3Axxxx và ICE3Bxxxx
Hình 1.8f - Hình dáng và chức năng của các chân IC
Ý nghĩa của các chân IC:
- Chân 1 (Drain) Là chân nối đến cuộn sơ cấp biến áp, trong IC chân này nối đến cực D của đèn công suất.
- Chân 2 (không sử dụng)
- Chân 3 (CS) - Current Senser - Là chân cảm biến dòng, trong IC chân này được nối đến chân S của đèn công suất, bên ngoài chân này được nối qua điện trở Rsenser khoảng 0,22Ω để tạo ra sụt áp, sụt áp này được đưa vào mạch bảo vệ quá dòng trong IC để ngắt dao động khi nguồn bị quá tải.
- Chân 4 (GND) Là chân tiếp Mass cho mạch dao động của IC
- Chân 5 (VCC) là chân cấp nguồn cho mạch dao động (tích hợp trong IC), chân này lấy điện áp từ cuộn hồi tiếp (3-4) sau khi đã được chỉnh lưu thành điện áp một chiều thông qua đi ốt và tụ điện. Ban đầu điện áp chân VCC được khởi động thông qua mạch khởi động tích hợp trong IC, mạch khởi động này mắc từ chân 1 (Drain) sang chân VCC.
- Chân 6 (Soft Start) - Là chân khởi động mềm, tự điện mắc vào chân này sẽ làm chậm lại quá trình khởi động của khối nguồn, tụ ở chân Soft Start càng lớn thì nguồn khởi động càng chậm.
- Chân 7 (FB) - Là chân nhận điện áp hồi tiếp, điện áp chân FB tỷư lệ thuận với điện áp ra, nghĩa là nếu điện áp chân FB giảm th́ điện áp ra sẽ giảm, điện áp chân FB tăng th́ điện áp ra sẽ tăng, chân này sẽ được nối với IC so quang của mạch hồi tiếp so quang.
Hình 1,8g - Sơ đồ khối trong IC công suất nguồn ICE3Axxx và ICE3Bxxxx
- Mạch Startup Cell là mạch khởi động mắc từ chân Drain sang chân VCC để cấp nguồn cho các mạch dao động và mạch điều khiển trong IC lúc ban đầu.
- Khi điện áp chân VCC đã ổn định, từ mạch Power Management sẽ đưa ra lệnh để ngắt mạch Startup Cell.
1.9 - Phân tích các hư hỏng của khối nguồn và phương pháp sửa chữa.
Khối nguồn là bộ phận cung cấp năng lượng cho toàn bộ máy hoạt động, đồng thời là bộ nhận tiếp nhận trực tiếp từ nguồn điện bên ngoài nên chúng có tỷ lệ hư hỏng cao hơn các bộ phận khác.
Nguyên nhân hư hỏng của khối nguồn thường do các nguyên nhân như:
- Nguồn điện AC không ổn định, tăng giảm thất thường.
- Rắc cắm điện tiếp xúc không tốt, gây ra các xung điện có biên độ lớn.
- Ảnh hưởng do môi trường, độ ẩm, nhiệt độ nơi máy hoạt động hoặc do sét đánh…
Các biểu hiện của hư hỏng khối nguồn là:
- Máy không có đèn báo nguồn, không lên hình.
- Hoặc có đèn báo nguồn nhưng chớp nháy không lên hình.
Phương pháp kiểm tra chung:
Khi gặp các hiện tượng như trên th́ chúng ta cần có phương pháp kiểm tra tổng thể để xác định:
- Máy có thực sự hỏng khối nguồn hay không ?
- Nếu hỏng khối nguồn th́ hỏng như thế nào
Ví dụ: Nổ cầu ch́ hay không nổ cầu ch́, có điện áp ra và tự kích hay mất hoàn toàn…
- Sau đó cần xác định được các linh kiện hư hỏng cụ thể để thay thế.
- Cuối cùng là đưa ra một quy trình thay thế và kiểm tra thử sao cho hợp lý tránh các hư hỏng dây truyền không đáng có.
1). Kiểm tra tổng thể xem có thực sự hỏng khối nguồn hay không và hỏng như thế nào?
Khi gặp hiện tượng máy không có đèn báo và không lên màn hình, đa số là do hỏng nguồn nhưng vẫn không loại trừ một tỷ lệ nhỏ là do lỗi của rắc cắm, của đèn báo, của khối CPU…
Để xác định xem có khối nguồn có hoạt động hay không ta cần tháo máy và quan sát khu vực nguồn:
- Quan sát cầu ch́ xem có nổ không ?
- Quan sát xem có dấu hiệu côn trùng, nước vào…
- Nếu không có dấu hiệu ǵ thấy bằng mắt thường th́ cần đo nguội sơ bộ các linh kiện như: cầu ch́, trở hạn dàng, cầu đi ốt, đèn công suất, trở kháng hai đầu tụ lọc.
- Khi đo nguội trên mạch (tức là đo không cắm điện), bạn cần để thang x1Ω
Cách đo:
Để đồng hồ ở thang x1Ω, đo vào các linh kiện sau, nếu linh kiện tốt th́ phải có kết quả như sau:
- Đo vào cầu ch́ phải có trở kháng = 0Ω, nếu không lên kim là cầu ch́ đứt.
- Đo điện trở hạn dòng (TH hoặc TR) phải có trở kháng từ 3 - 5Ω, nếu kim không lên là bị đứt.
- Đo cầu đi ốt bằng cách đo từ cực AC (~)đến cực DC (+ hoặc -) phải có một chiều lên kim, đảo lại không lên kim, nếu cả hai chiều lên kim là đi ốt bị chập, nếu cả hai chiều không lên là đi ốt bị đứt.
- Đo vào hai đầu tụ lọc nguồn phải có 1 chiều lên kim, đảo chiều chỉ lên một chút (có trở kháng cao vài trăm Ω) là bình thường, nếu hai chiều đo mà trở kháng ≈ Ω là bị chập (chập IC công suất)
Hình 1.9a - Khu vực khối nguồn máy Tivi SHARP
Sau các bước kiểm tra như trên mà vẫn thấy các linh kiện bình thường th́ mới cắm điện để kiểm tra điện áp (kiểm tra nóng) để xác định tiếp.
- Có điện áp DC 300V trên tụ lọc không ?
- Có điện áp ra hay không ? ra đủ hay thiếu…
Và cuối cùng bạn sẽ biết được khối nguồn bị làm sau ở các trường hợp sau đây:
a) Nguồn vẫn có điện áp ra đủ nhưng máy không hoạt động.
b) Nguồn vẫn có điện áp vào và điện áp ra nhưng điện áp ra không ổn định, đo thấy kim đồng hồ dao động, điện áp ra hơi cao.
c) Đo thấy có điện áp ra thấp và kim dao động.
d) Đo thấy không có điện áp ra trên tất cả các đường tải, điện áp vào đo trên tụ lọc nguồn vẫn có 300V DC.
e) Máy bị nổ hoặc đứt cầu ch́, đo thấy chập đèn công suất.
Nguyên nhân và phương pháp kiểm tra sửa chữa các bệnh trên
a). Nguồn vẫn có điện áp ra đủ nhưng máy không hoạt động.
Hiện tượng này thường do khối CPU của máy không hoạt động, bạn hăy kiểm tra khối Vi xử lýđể tìm ra nguyên nhân.
b). Nguồn vào đo trên tụ lọc nguồn chính có 300V, đo điện áp ra vẫn có nhưng hơi cao và tự kích, kim đồng hồ dao động khoảng 1 nhịp / giây, đèn báo nguồn có thể chớp sáng. Phân tích nguyên nhân:
- Hiện tượng trên thường do nguồn bị mất hồi tiếp => Khiến cho điện áp ra tăng cao => Mạch bảo vệ quá áp hoạt động và ngắt dao động (do dao động không ngắt hẳn lên nguồn hoạt động trở lại và trở thành tự kích)
Kiểm tra và sửa chữa :
- Bạn hãy kiểm tra hoặc thay thử các linh kiện sau:
Hình 1.9b - Mạch hồi tiếp so quang của khối nguồn
- Kiểm tra R1, R2
- Thay IC khuếch đại vi sai - KA431
- Thay IC so quang OPTO (PC817)
c). Đo thấy điện áp ra thấp và kim dao động, nguồn tự kích. Phân tích nguyên nhân:
Vẫn có điện áp ra nghĩa là nguồn sơ cấp vẫn hoạt động, điện áp ra thấp thường có 2 nguyên nhân:
- Chập phụ tải
- Hồi tiếp so quang về quá mạnh.
Kiểm tra và sửa chữa:
- Kiểm tra kỹ các phụ tải xem có bị chập không ?
- Nếu chập tải th́ tạm thời cô lập phụ tải bị chập ra để kiểm tra.
- Nếu không chập tải th́ thay KA431 và IC so quang.
d). Đo không thấy điện áp ra trên tất cả các đường tải, điện áp vào vẫn có 300V DC trên
tụ lọc.
Phân tích nguyên nhân:
Điện áp vào vẫn có nên IC công suất hoặc đèn công suất sẽ không chập, v́ vậy mất điện áp ra là do những nguyên nhân sau:
- Đứt điện trở mồi (trở khởi động)
- IC bị bong chân
- Hỏng IC dao động hoặc mạch dao động
Kiểm tra và sửa chữa
- Kiểm tra điện trở mồi (trở khởi động)
- Hàn lại chân của IC
- Kiểm tra điện trở Rs (0,1 đến 0,47Ω) xem có đứt không ?
- Nếu không thấy hỏng th́ thay IC dao động hoặc IC công suất.
e). Máy bị nổ đứt cầu ch́, đo thấy chập đèn công suất.
Phân tích nguyên nhân:
- Khi máy bị nổ cầu ch́ là biểu hiện của chập các linh kiện phía sau dẫn đến quá dòng, có thể chập đèn công suất hoặc chập cầu đi ốt chỉnh lưu.
- Thông thường hay do nguyên nhân chập đèn công suất, đèn công suất có thể bị chập trong các trường hợp như:
• Nguồn điện chập chờn, không ổn định.
• Phích cắm điện tiếp xúc chập chờn, đánh lửa.
• Chết do xung điện lúc tắt hoặc bật máy
• Chết do bong chân IC, chân tiếp xúc chập chờn.
• Chết do tác động từ môi trường, nhiệt độ, độ ẩm.
- Khi chập đèn công suất (hoặc IC công suất) th́ thường kéo theo hỏng các linh kiện bám trực tiếp vào các chân G và chân S của đèn công suất và hỏng các linh kiện đầu vào như: cầu ch́, trở hạn dòng, cầu điốt.
Kiểm tra và sửa chữa:
- Tháo đèn công suất hoặc IC công suất đang bị chập ra ngoài.
- Kiểm tra và thay thế các linh kiện đầu vào (nếu hỏng) như: cầu chì, điện trở hạn dòng, cầu đi ốt.
- Kiểm tra lại trở kháng trên hai đầu tụ lọc và đảm bảo trở kháng đã bình thường. (để thang x1Ω đo vào hai đầu tụ lọc, một chiều có trở kháng thấp, đảo chiều có trở kháng cao là được)
- Cấp nguồn và kiểm tra điện áp 300V DC trên tụ lọc, sau đó cần thoát hết điện trên tụ (thoát điện bằng cách cho điện áp đi qua mỏ hàn hoặc điện trở 10K, tuyệt đối không chập trực tiếp hai cực của tụ điện)
- Nếu nguồn sử dụng cặp IC dao động và đèn công suất thì cần thay IC dao động trước, sau đó kiểm tra dao động ra tại chân G của đèn công suất, chỉ khi thấy IC dao động hoạt động (đo thang 10V DC thấy kim dao động quanh vị trí 2 đến 4V là IC chạy), chỉ khi đo thấy IC chạy ta mới gắn đèn công suất vào máy. (khi gắn đèn công suất cần đảm bảo là điện áp trên tụ đã được thoát hết)
- Nếu nguồn sử dụng IC công suất (tức là dao động và công suất tích hợp trong 1 linh kiện) th́ ta thay IC vào máy, đảm bảo rằng khi gắn IC vào máy là điện trên tụ đã được thoát hết và khu vực nguồn không còn sót linh kiện hư hỏng.