Dịch vụ sửa chữa tivi tại nhà

[Tự Học Sửa Tủ Lạnh] Sơ đồ điện của tủ lạnh thông thường

Học Nghề Online
0

Bài trước Nguyên lý hoạt động của tủ lạnh

 Sơ đồ điện của tủ lạnh thông thường

Sơ đồ điện của tủ lạnh thông thường

Cơ bản về điện trở

Cơ bản :

- Điện trở là một thuộc tính của vật chất, cản trở dòng điện chảy xuyên qua vật chất đó.

- Điện trở là linh kiện có tính chất kháng dòng điện chảy xuyên qua linh kiện đó

Hoạt động :

- Khi đặt điện áp lên hai đầu điện trở, sẽ có dòng điện chảy qua điện trở.

- Khi dòng điện chảy qua điện trở, hai đầu điện trở sẽ tồn tại điện áp

- Dòng điện chảy qua điện trở cao khi điện áp chênh lệch cao, hoặc trị số điện trở nhỏ.

- Dòng điện chảy qua điện trở thấp khi điện áp chênh lệch thấp, hoặc trị số điện trở lớn.

- Khi dòng điện chảy qua điện trở, năng lượng sẽ phát tán dưới dạng nhiệt

Thông số điện trở :

- Trị số điện trở : Ohm (Ω)

- Công suất nhiệt : Watt (W)

Vài loại điện trở tiêu biểu :

Sơ đồ điện của tủ lạnh thông thường 2

Cơ bản :

- Tụ điện là linh kiện có khả năng nạp điện tích, giữ điện tích và xả điện tích.

Hoạt động :

- Khi tụ điện có tích điện, hai đầu tụ điện sẽ có một điện áp.

- Khi điện áp bên ngoài cao hơn điện áp có trên tụ điện, dòng điện sẽ chảy (nạp) vào tụ và điện áp trên tụ tăng dần.

- Khi điện áp bên ngoài bằng điện áp có trên tụ điện, dòng điện sẽ ngưng, điện áp trên tụ ổn định.

- Khi điện áp bên ngoài thấp hơn điện áp có trên tụ điện, dòng điện sẽ chảy (xả) ra khỏi tụ, và điện áp trên tụ giảm dần.

- Dòng điện nạp xả cao khi điện áp chênh lệch cao, hoặc trị số tụ điện cao hoặc điện trở trong mạch nhỏ.

- Dòng điện nạp xả thấp khi điện áp chênh lệch thấp, hoặc trị số tụ điện thấp hoặc điện trở trong mạch lớn.

Tụ điện trong mạch điện một chiều :

- Khi tụ điện có điện áp 0 được áp vào điện, điện trở trong của tụ điện ngay tức khắc là cực nhỏ.

- Tụ điện chỉ dẫn điện trong thời gian điện áp bên ngoài cao hay thấp hơn điện áp có trên tụ.

- Ở trạng thái ổn định, tụ điện không dẫn điện (điện trở lớn vô cùng).

Tụ điện trong mạch điện xoay chiều :

- Vì điện áp ngoài thay đổi liên tục, dòng điện chảy ra vào tụ điện cũng liên tục, nên tụ điện coi như dẫn điện.

- Điện trở trong của tụ điện càng nhỏ khi trị số tụ điện càng lớn và tần số điện càng cao.

- Điện trở trong của tụ điện càng lớn khi trị số tụ điện càng nhỏ và tần số điện càng thấp.

- Điện trở trong của tụ điện không phát tán năng lượng

 Thông số tụ điện :

- Đơn vị dung lượng tích điện : Farad (Trị thực tế Microfarad μF, Nanofarad: nF, Picofarad : pF)

- Điện áp chịu đựng : Volt (DC hoặc AC)

Vài loại tụ điện tiêu biểu :

loại tụ điện tiêu biểu

Đo kiểm :

1 - Tụ điện có trị số khá lớn (khoảng 0.1 μF hoặc cao hơn) :

Đo bằng Ohm kế với cung đo cao nhất : Điện trở rất nhỏ ngay lúc đầu, tăng dần đến vô cùng lớn.

2 - Tụ điện có trị số nhỏ hơn :

- Đo bằng Ohm kế cung đo cao nhất, xác nhận điện trở trong của tụ điện cực lớn, sau đó...

- Nối tiếp tụ điện với Volt kế AC và đo vào điện áp 220V AC. Xác nhận đồng hồ có chỉ thị điện áp.

3 - Đo bằng máy đo tụ điện để biết trị chính xác

 Vài ứng dụng của tụ điện

1. Cản dòng, Giảm điện áp (với điện AC)

Mỏ hàn 100V sử dụng 220VAC


Vài ứng dụng của tụ điện

Bộ sạc pin trực tiếp điện 220VAC

Vài ứng dụng của tụ điện


2. Cách ly điện áp AC/DC, Chống xung đột biến, Mạch định thời, Mạch cộng hưởng ...

 Cơ bản về bộ Thermostar

Cơ bản về bộ Thermostar

Công dụng :

- Đóng hoặc Ngắt điện khi nhiệt độ Cao hoặc Thấp

- Khả năng chỉnh mức nhiệt độ đóng ngắt

Nguyên lý :

- Giãn nở chất lỏng do nhiệt

Thông số chính:

- Điện áp và Dòng điện chịu đựng của công tắc

Đo kiểm:

- Nhiệt độ Bình thường : Công tắc đóng

- Nhúng đầu dò vào nước đá : Công tắc ngắt

Cơ bản về bộ đồng hồ định thời

bộ đồng hồ định thời

Công dụng :

- Đóng và Ngắt điện tuần hoàn theo thời gian

- Khả năng duy trì trạng thái khi ngắt điện

Nguyên lý :

- Công tắc điện vận hành bằng mô tơ và bánh răng cơ

Thông số chính:

- Thời gian đóng ngắt điện

- Điện áp và Dòng điện chịu đựng của công tắc

Đo kiểm:

- Kiểm tra đồng hồ cơ với điện khu vực

- Kiểm tra các tiếp điểm của đảo điện

Điện trở xả băng (Defrest Heater)

 Công dụng :

- Điện trở sinh nhiệt để làm tan băng giàn lạnh

Thông số chính:

- Điện áp và công suất nhiệt

Điện trở xả băng (Defrest Heater)

Cảm biến nhiệt độ xả băng (Bi-Metal)

Công dụng :

- Linh kiện công tắc, đóng ngắt theo nhiệt độ môi trường

- Áp dụng: Ngắt điện trở xả băng khi nhiệt độ giàn lạnh đủ ấm (băng tan hoàn toàn)

Cấu tạo :

- Mối ghép hai kim loại có độ giãn nở nhiệt khác nhau (Bi-Metal : Lưỡng kim)

Cảm biến nhiệt độ xả băng (Bi-Metal)

Thông số chính:

- Điện áp và Dòng điện tải của công tắc

- Nhiệt độ đóng và ngắt

 Cầu chì nhiệt (Thermal Fuse)

Công dụng :

- Linh kiện tự hủy khi nhiệt độ môi trường tăng quá cao, và ngắt mạch cung cấp điện

- Áp dụng cụ thể : Trong giai đoạn xả băng, nếu cảm biến bi-metal không ngắt, nhiệt độ sẽ tăng quá cao, cầu chì nhiệt sẽ tự hủy và ngắt điện cung cấp cho điện trở nhiệt.

- Nếu cầu chì nhiệt bị đứt, cần thay thế cả cảm biến bi-metal.

Thông số chính:

- Điện áp và Dòng điện tải

- Nhiệt độ tự hủy

Cầu chì nhiệt (Thermal Fuse)

Bài tiếp theo Tủ lạnh điện tử 1 

Đăng nhận xét

0Nhận xét
Đăng nhận xét (0)
Đọc tiếp: