Bài trước Xác định đối tượng trong SEO
BÀI 2: NGHIÊN CỨU TỪ KHÓA
☛ Sau khi xác định các cụm từ phù hợp với kế hoạch kinh doanh của bạn thì đây là thời gian để chúng ta bắt đầu tiến hành nghiên cứu sơ bộ từ khóa.
☛ Việc nghiên cứu này bao gồm những gợi ý từ khóa từ những cụm từ các bạn lựa chọn bên trên và đánh giá cho mỗi từ khóa theo 2 thông số cơ bản là sự cạnh tranh (competition) và lượng tìm kiếm hàng tháng (monthly worlds searches), từ đó chúng ta sẽ chọn được những từ khóa tối ưu.
1. Xây dựng danh sách các từ khóa gợi ý
Có rất nhiều công cụ giúp chúng ta có được một danh sách từ khóa gợi ý bao gồm cả miễn phí và trả phí.
Bạn có thể truy cập vào WordStream Keyword Suggestion hoàn toàn miễn phí tại địa chỉ http://www.wordstream.com/keywords/ hoặc Keyword Strategy Studio để tải về bản dùng thử với đầy đủ tính năng tại địa chỉ http://www.goodkeywords.com).
Để có thể nghiên cứu sâu hơn, đầy đủ hơn và ước lượng được chính xác lượng tìm kiếm hàng tháng từ các bộ máy tìm kiếm phổ biến, bạn có thể sử dụng công cụ trả phí như Wordtracker (http://www.wordtracker.com) hoặc KeywordDiscovery (http://keyworddiscovery.com).
Từ những công cụ trên, chúng ta sẽ tìm được những từ khóa liên quan hay nói cách khác chúng ta sẽ có một danh sách từ khóa phù hợp với với kế hoạch kinh doanh của mình.
Trong trường hợp các bạn không muốn sử dụng công cụ vẫn có thể tìm được một danh sách từ khóa gợi ý từ các trang của đối thủ. Điều này có vẻ sẽ làm các bạn ngạc nhiên, nhưng chính xác là vậy! Chắc rằng các bạn vẫn chưa quên bài tập trước đây chứ? Hãy dùng một trong số những từ/cụm từ ban đầu để truy vấn một bộ máy tìm kiếm phổ biến (Google chẳng hạn) để có được danh sách kết quả mà từ đó sẽ cung cấp cho chúng ta vấn đề nêu trên.
Chúng ta hãy xem mã nguồn của 10 trang đầu tiên của danh sách kết quả trả về, tìm đến thẻ META Keyword có dạng <META NAME=”keywords” CONTENT=”keyword 1, keyword 2, …>, trong đa số các trường hợp, chúng ta sẽ thấy thẻ này ở những dòng đầu tiên của trang mã nguồn. Hãy chú ý phần CONTENT của thẻ này, nội dung của nó là các từ khóa mà trang này hướng đến. Và công việc của bạn là hãy sưu tập các từ khóa từ những trang này để xây dựng nên danh sách các từ khóa gợi ý của riêng mình.
2. Đánh giá sự hiệu quả của các từ khóa Được chọn
Như trên đã trình bày, sau khi các bạn đã có danh sách các từ khóa gợi ý thì công việc tiếp theo là phải đánh giá từng từ khóa theo 2 thông số là sự cạnh tranh và lượng tìm kiếm hàng tháng.
Sự cạnh tranh
Sự cạnh tranh đề cập đến số lượng trang web được trả về từ một truy vấn cụ thể. Các bạn hãy vào bộ máy tìm kiếm Google và truy vấn với từ hoc zend, chúng ta sẽ có 97,900 kết quả được trả về và đó là con số đối thủ cạnh tranh của bạn.
Có rất nhiều công cụ giúp chúng ta có được một danh sách từ khóa gợi ý bao gồm cả miễn phí và trả phí.
Lượng tìm kiếm hàng tháng
Đây không phải là một con số cụ thể về số lần tìm kiếm hàng tháng cho một từ khóa nào đó mà nó chỉ mang ý nghĩa ước lượng hoặc tượng trưng. Hầu hết các bộ máy tìm kiếm đều giữ bí mật về thông tin này với lý do thương mại.
Vì thế Lượng tìm kiếm hàng tháng chỉ cho chúng ta biết sự chênh lệch về tần suất tìm kiếm giữa từ khóa này với từ khóa khác trong một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, nó là một yếu tố quan trọng trong quá trình nghiên cứu từ khóa vì con số này càng lớn có nghĩa là từ khóa đó được càng nhiều người quan tâm.
Chỉ số hiệu quả của từ khóa
Keyword Effectiveness Index (KEI) – tạm dịch là Chỉ số hiệu quả của từ khóa được phát triển bởi chuyên gia SEO Sumantra Roy (tác giả của phần mềm LinkExplore). Giá trị của KEI là sự kết hợp giữa Sự cạnh tranh và Lượng tìm kiếm hàng tháng.
Công thức tính KEI = (TKHT/SCT) * TKHT với TKHT là Lượng tìm kiếm hàng tháng và SCT là Sự cạnh tranh.
Công thức trên cho chúng ta thấy giá trị của KEI càng cao thì từ khóa càng hiệu quả. Điều này rất rõ ràng, 1 từ khóa có lượng tìm kiếm cao trong khi sự cạnh tranh thấp là một từ khóa thực sự hiệu quả.
Bài tiếp theo Sử dụng công cụ nghiên cứu từ khóa
Xem toàn bộ: Tự học nghề SEO tại nhà